Hotline: 0989.989.989    |   Liên hệ        
| 06/04/2016, 03:30 pm |

Ý Nghĩa Pháp Sám Hối Trong Đạo Phật


(Tintuc.OHO.vn) Phật dạy rằng: “Có hai hạng người cao quý nhất ở đời. Một là chưa từng phạm tội lỗi, hai là người đã phạm tội lỗi  nhưng biết ăn năn Sám hối không tái phạm nữa”.




http://phatgiaoaluoi.com/uploads/news/2013_07/nhung-hat-ngoc-tri-tue.jpg



Nếu như ở xã hội, mọi người đã xem đạo đức xin lỗi là một văn hóa quan trọng không thể thiếu trong đời sống giữa con người với nhau, thì trong đạo Phật thì nó vẫn còn thua kém xa hằng vạn lần với pháp Sám hối. Vì sao? Phật dạy rằng: “Có hai hạng người cao quý nhất ở đời. Một là chưa từng phạm tội lỗi, hai là người đã phạm tội lỗi  nhưng biết ăn năn Sám hối không tái phạm nữa”. Trong thực tế thì ở hạng người thứ nhất chỉ có ở những bậc Thánh, còn chúng ta là phàm phu thì việc mắc lỗi lầm là việc rất thường tình, có điều họ có nhận thức được sai cái sai của mình không? Có đủ can đảm giáp mặt với nó để sửa đổi không? Đó mới là căn bản quan trọng nhất. Kinh Pháp Cú có dạy: Người có lỗi lầm mà biết sám hối, người đó là ánh sáng chiếu cõi thế gian, là vầng trăng ra khỏi mây mù. Đây là điều thiết yếu trong pháp Sám hối, bởi có nhận thức được lỗi lầm của mình thì mới biết sửa lỗi để dừng tội, ngược lại nếu vô minh, cố chấp thì sẽ vô tư tiếp tục tạo tội như trong Kinh Tứ Thập Nhị Chương. Phật dạy: “Người có lầm lỗi mà không tự sám hối để mau chấm dứt tâm tội ấy, thì tội lỗi ngày càng chồng chất vào thân  như nước chảy về biển  dần dần trở nên sâu rộng”…
 
Chíngh từ những ý nghĩa sâu sắc và có công năng tuyệt vời như vậy mà sám hối được xem là một danh từ riêng, một thuật ngữ dùng trong đạo Phật, là một trong những pháp tu tập tối quan trọng không thể thiếu cho cả hai hệ phái Nguyên thủy và Đại thừa. Nếu như  Phật giáo Đại thừa chọn hai ngày giữa và cuối tháng để làm ngay sám hối chung cho cả hai giới. Tại gia và xuất gia bằng nghi lễ lạy Hồng danh Phật. Thì Phật giáo Nguyên thủy dùng phương pháp quán sát ba nghiệp của mình làm pháp Sám hối để tu tập.
 
Trên hình thức tuy hai cách Sám hối có khác nhau, nhưng đều có chung nhau  ở một điểm là đều lấy ý nghiệp làm nến tảng cho việc sám hối. Nghĩa là đem ý nghiệp là nguồn gốc căn bản của nghiệp thiện và bất thiện.
 
Vì ý thức về tội lỗi trong đạo Phật được nhìn nhận một cách cụ thể qua nền tảng của một con người. Đó là thân, miệng, và ý để tạo thành mười nghiệp ác hay mười nghiệp thiện. Nên ta thành tâm Sám hối là thành tâm chuyển ba nghiệp bất thiện  thành ba nghiệp thiện. Đây cũng là điểm khác biệt về ý nghĩa pháp Sám hối của đạo Phật với các ngoại đạo khác vì họ chỉ chú trọng về hình thức chuộc tội bên ngoài. Nhưng mọi tội lỗi điều do ba nghiệp  mà sán, cò thể mới thay đổi được tận gốc rễ của tội lỗi , chứ không phải chỉ khấn vái, cầu mong đấng thần linh nào xóa tội cho ta. Cho nên mới có bài kệ ta vẫn tụng trong các khóa lễ Sám hối:
 
“Con xưa đã tạo bao ác nghiệp
Đều do vô thỉ tham, sân, si
Từ thân, miệng, ý mà sinh ra
Tất cả, con  nay xin Sám hối”.
 
Chính do ta đã tạo bao nghiệp ác  nên muốn chuyển được nghiệp lành thì ta phải tích cực làm việc phước thiện để làm nhân mà dừng tội cũ không phạm tội mới.
 
Chứ ta đừng nghĩ rằng có tội, Sám hối xong là Sanh tội không phải trả quả báo! Hiểu như vậy là sai vì như vậy là trái với luật nhân quả. Ví như nếu ta phải ănm trọn một năm mới đó bỏ vào một tô nước thì uống sẽ dễ chịu hơn, nếu bỏ vào một tô nước thì uống sẽ  dễ chịu hơn chút nữa và nếu như bỏ vào cả một hồ lớn nước thì chắc chắn  là không còn vấn đề gì nữa.
 
Nắm muối tượng trưng cho “tội lỗi”, còn nước trong tô, trong lu, trong hồ tượng trưng cho “phước báo” ít hay nhiểu. Vì vậy, chính nhờ làm việc thiện lành nên có phước báo để bù đắp, hóa giải những quả báo phài trả. Ví như người có tiền tiết kiện để dành co thể đem trả nợ hoặc trừ bớt  nợ xưa vậy.
 
Trở lại với hình thức Sám hối khác nhau của hai hệ phái, nhưng cùng một ý nghĩa tu tập thì ta cần phải liên hệ phái đến tinh thần giáo dục của hai hệ phái. Đối với Phật giáo Đại thừa là một tinh thần giáo hóa mở rộng cho tất cả mọi đối tượng trong xã hội, cho nên không thể sử dụng hình thức chuyên sâu, suy luận cao mà phải áp dụng hình thức hình thức đơn giản, thông qua những lể nghi tín ngưỡng quen thuộc để gửi gắm một đạo lý sâu xa trong đó làm phương tiện khuyên răn con người bỏ ác làm lành, hướng về nẽo thiện. Đây là lý do tại sao Phật giáo Đại thừa xem trọng về hình thức lễ lạy. Ngược lại ở Phật giáo Nguyên thủy thì đơn giản hơn vì những đối tượng Phật giáo hóa đều là những vị đã xuất gia, có căn cơ cao, chỉ mục đích tu duy nhất  là sự chứng được sự giác ngộ giải thoát. Do đó không cần phải lòng vòng hình thức mà trực tiếp đề cập đến phương pháp chín của vấn đề là vậy.


PGVN
« Quay lại

BÌNH LUẬN




© Copyright 2020 Tintuc.OHO.vn, All right reserved
® Organize Vietnam Media & Trade Event
© Ghi rõ nguồn "Tintuc.OHO.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này.
® Cơ quan chủ quản: Tổ chức sự kiện và truyền thông Việt Nam