Hotline: 0989.989.989    |   Liên hệ        
| 27/05/2016, 08:43 am |

Người hướng nội,có tố chất trở thành doanh nhân xuất sắc hơn người hướng ngoại


Người hướng nội có khả năng tập trung trong thời gian dài hơn; họ có khuynh hướng suy nghĩ cân bằng và phản biện; và họ cảm thấy thoải mái khi trao quyền cho những người khác.



http://imgs.vietnamnet.vn/Images/vnn/2015/02/13/16/20150213160758-tiphu1.jpg



Mọi môi trường kinh doanh trên thế giới đều được tạo thành từ các cá nhân với những đặc điểm khác biệt, từ đó khiến mỗi môi trường làm việc đều trở nên đặc biệt. Tuy nhiên, ngoài những khác biệt về màu da, giới tính và dân tộc, có một điều phức tạp và khó phân biệt hơn một chút, đó là: người hướng nội và người hướng ngoại.


Chắc chắn rằng bạn có thể khá dễ dàng để nhận ra một người là hướng nội hay hướng ngoại, nhưng quan sát cái cách họ kết nối với người khác mới thực sự phức tạp và thú vị. Nếu tôi đưa ra câu hỏi: người hướng nội hay người hướng ngoại sẽ trở thành một doanh nhân xuất sắc nhất, hầu hết câu trả lời sẽ là người hướng ngoại.

Tuy nhiên bạn cũng không sai nếu nghĩ rằng người hướng nội có thể đóng góp nhiều không kém cho một tập thể, nếu không muốn nói là nhiều hơn.

Người hướng nội có khả năng tập trung trong thời gian dài hơn; họ có khuynh hướng suy nghĩ cân bằng và phản biện; và họ cảm thấy thoải mái khi trao quyền cho những người khác. Trên thực tế, một số nhân vật nổi tiếng là người hướng nội đã thay đổi cách chúng ta làm kinh doanh như Bill Gates, Steve Wozniak, Mark Zuckerberg và Warren Buffett. Không ai có thể phủ nhận những thay đổi và đóng góp to lớn mà họ đã tạo ra.

Người hướng nội có xu hướng trở thành các doanh nhân thành công bởi họ có khả năng lãnh đạo doanh nghiệp với sự tập trung cao độ. Họ có hứng thú với việc lãnh đạo không phải bởi vinh quang cá nhân mà cho lợi ích của công ty. Họ chú trọng tới việc tạo ra thành quả thay vì khuếch trương cái tôi của bản thân.

Dưới đây là một vài đặc điểm khiến người hướng nội trở nên vô cùng phù hợp trong lĩnh vực kinh doanh:


http://www.thongtincongnghe.com/sites/default/files/images/2011/10/6/img-1317862809-1.jpg



1. Họ khát khao sự độc lập.


Hầu như chúng ta luôn dễ dàng bỏ qua những cá nhân chỉ ngồi lặng lẽ trong một góc phòng, xem họ như những kẻ lập dị và xa lánh xã hội. Nhưng thay vì nghĩ như vậy, bạn nên hỏi bản thân rằng tại thời điểm đó họ đang nhìn thấy gì hoặc suy nghĩ gì? Tại sao? Bởi người hướng nội thường xử lý thông tin một cách lặng lẽ. Trong khi người hướng ngoại nói khá nhiều và thường xuyên, người hướng nội thích quan sát hơn. Đừng lo lắng, họ sẽ tham gia khi họ có điều gì đó muốn chia sẻ.

Một điểm nữa là người hướng nội thích dành thời gian trong các nhóm nhỏ hoặc thậm chí là một mình, đôi khi họ cảm thấy mệt mỏi vì phải giao tiếp xã hội với quá nhiều người. Do đó các sự kiện lớn để mở rộng mối quan hệ thường không phù hợp với họ, một cuộc họp nhóm nhỏ để hoàn tất một thương vụ thường là nơi họ tỏa sáng.

Người hướng nội thích suy nghĩ thật kỹ về công việc hoặc dự án mới trước khi bắt đầu lên ý tưởng. Điều này rất có ích khi thực hiện một kế hoạch kinh doanh với các nhiệm vụ đòi hỏi sự chú trọng đến từng chi tiết hoặc tạo ra thêm những chiến lược mới khi kế hoạch đã được triển khai.

2. Họ không cần sự khẳng định từ bên ngoài.


Người hướng nội thường dựa vào trực giác để biết mình có đang quyết định đúng đắn hay thực hiện tốt một công việc không. Trong khi rất khó để nhầm tôi với một người hướng nội, tôi lại cực kỳ tin vào trực giác của bản thân. Tôi đã luôn làm kinh doanh mà chỉ dựa vào trực giác của mình, và đến nay tôi vẫn chưa từng đi sai đường. Người hướng nội thường xuyên dựa vào trực giác và đây cũng là một lợi thế của họ.

Khi người hướng nội tin rằng ý tưởng của mình tốt, họ sẽ không chần chừ, cũng không tìm kiếm ai đó để khẳng định vị trí giúp mình. Trong khi họ luôn cởi mở với những đánh giá từ bên ngoài, đó không phải một phần quan trọng, không quyết định hoặc làm họ xao lãng khỏi mục tiêu cuối cùng. Họ có tầm nhìn rõ ràng về việc điều gì đáng để theo đuổi và điều gì tốt hơn hết là nên bỏ qua.

3. Bạn có nghe thấy tôi nói không?


Bạn đã thử cắt lời một người hướng ngoại bao giờ chưa? Rất khó khăn đấy. Bởi người đó lúc nào cũng trong tình trạng chuẩn bị chuyển sang ý tưởng tiếp theo và tiếp theo nữa ngay sau đó. Việc đó chẳng có gì sai cả. Nhưng đôi khi điều có giá trị nhất mà một doanh nhân có thể làm là lắng nghe. Tôi đã đề cập đến điều này trước đó rằng người hướng nội đôi khi không lên tiếng trừ khi họ có điều gì đó cần đóng góp, và điều đó có thể đặc biệt có giá trị trong những thời điểm khủng hoảng.

Người hướng nội thích lập lại trật tự trong những tình huống hỗn loạn và họ đạt được điều đó bằng cách lắng nghe, quan sát và phân tích tình huống. Điều này có thể chọc giận một số người hướng ngoại, kể cả bản thân tôi, nhưng trước khi bạn hét vào mặt họ rằng cứ “nói toẹt ra đi,” hãy lùi lại một bước. Họ có khả năng kết nối những điểm rời rạc mà sẽ có lúc cứu cánh cho doanh nghiệp của bạn đấy. Điều này không xứng đáng chờ thêm vài phút sao?

Trong mọi loại hình kinh doanh, lắng nghe là kỹ năng thiết yếu nếu muốn khách hàng hài lòng. Người hướng nội có thể không phải là những người giỏi ăn nói nhất, nhưng chắc chắn họ là những người giỏi lắng nghe và thường đưa ra những câu hỏi đúng lúc. Trong một số trường hợp, nói chuyện không mang lại lợi ích còn lắng nghe thì đáng giá ngàn vàng. Người hướng nội cũng không tìm kiếm ánh đèn sân khấu. Họ thích thể hiện bản thân qua hiệu quả công việc, và điều này có thể là một lợi thế nếu bạn làm trong lĩnh vực sales hay marketing. Hãy nhớ rằng: Đôi khi lắng nghe thậm chí còn tốt hơn nói.



http://static.congnghe.vn/tinmoi/store/images/thumb/19062015/204/1965450/13_y_tuong_tuyet_voi_giup_cac_ty_phu_khoi_nghiep_phan_1_3.jpg



4. Họ là những người thực tế và có khả năng giữ được sự khách quan


Người hướng nội có thể giữ sự khách quan trong những thời điểm căng thẳng; họ có khả năng thấy được nhiều quan điểm và cách thức khác nhau để đạt đến giải pháp cho cùng một vấn đề. Họ có thể đặt nặng khía cạnh cảm xúc, nhưng không để cảm xúc áp đảo lý trí. Kết quả là, họ có thể cư xử như một nhà ngoại giao khi cần thiết trong khi vẫn hoàn toàn kiểm soát tình hình.

Với mỗi một nhà điều hành nóng tính, hãy cân nhắc: Mỗi người đều ít nhiều cần kiên định trong thế giới kinh doanh đầy hỗn loạn hiện nay. Việc duy trì cái nhìn thực tế với một vấn đề và sự kiên nhẫn để tìm ra cách thức để kết nối các điểm rời rạc là một đặc điểm cần thiết để trở thành một doanh nhân tốt.

Điều đáng lưu ý ở đây là: Đừng bỏ qua người ngồi trong góc phòng thích quan sát hơn nói chuyện. Quyền năng quan sát của người đó có thể có ích cho bạn một ngày nào đó. Cũng đừng giả định rằng những người đó không có hứng thú trở thành lãnh đạo. Họ có, nhưng họ sẽ không trưng ra một tấm biển để cho bạn biết điều đó. Thế mạnh trong công việc của họ sẽ nói lên tất cả.

Bạn chẳng bao giờ biết được những Bill Gates hay Mark Zuckerberg thế hệ mới sẽ đến từ đâu. Và “người hướng nội” có thể không phải là từ đầu tiên trong tâm trí khi bạn nghĩ đến một “doanh nhân ”, nhưng cũng đừng bỏ qua điều này. Bởi bạn có thể sẽ bỏ lỡ một vĩ nhân đấy.


Phong Linh

Theo Trí Thức Trẻ/Entrepreneur


« Quay lại

BÌNH LUẬN




© Copyright 2020 Tintuc.OHO.vn, All right reserved
® Organize Vietnam Media & Trade Event
© Ghi rõ nguồn "Tintuc.OHO.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này.
® Cơ quan chủ quản: Tổ chức sự kiện và truyền thông Việt Nam