Hotline: 0989.989.989    |   Liên hệ        
| 07/02/2020, 08:19 pm |

Vượt qua sông Dương Tử để trở về quê nhà.


Sống trong tâm điểm của đợt bùng phát dịch bệnh hô hấp do virus corona gây nên, người Hồ Bắc đang phải đối mặt với sự phân biệt và kỳ thị từ người dân các tỉnh khác của Trung Quốc.


Toa nha o Tham Quyen cat nuoc de buoc nguoi Ho Bac ra trinh dien hinh anh 1 1.jpg


Một tay cầm theo chiếc ba lô hình con thỏ, và tay kia đỡ người bà bị tật nguyền của mình, Shi Zhiyu đang đi từng bước không vững trên con đường cao tốc không một bóng người. Cô đang trên hành trình một chiều vượt qua sông Dương Tử để trở về quê nhà.

Nhà cô chưa bao giờ trở nên xa đến thế.

"Cô sẽ không được quay lại đâu", một sĩ quan cảnh sát cảnh báo tại chốt chặn cuối cùng trước cây cầu dẫn sang tỉnh Hồ Bắc - vốn đang bị phong tỏa để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh do virus corona gây nên.

Kể từ ngày 24/1, cây cầu nối thành phố Cửu Giang của tỉnh Giang Tô với phía đông tỉnh Hồ Bắc - vốn thường ngày nhộn nhịp người qua lại - đã bị chặn lại trong một nỗ lực chưa từng có tiền lệ của chính phủ Trung Quốc nhằm chặn đứng sự lây lan của virus chết người.


Kết quả hình ảnh cho cây cầu nối thành phố Cửu Giang


Mỗi đầu cầu có 18 sĩ quan cảnh sát canh gác, và loa phóng thanh liên tiếp thông báo: "Cư dân và phương tiện từ tỉnh Hồ Bắc không được phép đi qua".

Đối với một số ít những người may mắn, với giấy tờ hợp lệ và không có vấn đề gì về sức khỏe, cây cầu là một lối thoát để họ có thể ra khỏi vùng dịch. Nhưng đối với những cư dân Hồ Bắc bị kẹt ở bên ngoài như Shi và bà của mình, cây cầu giống như hành lang đưa họ vào tới một vùng đất siêu thực, nơi họ sẽ bị cô lập trong hàng tuần hoặc thậm chí hàng tháng.

Đối với đất nước, cây cầu chính là tượng trưng cho sự cô lập bất ngờ mà chính quyền trung ương áp đặt lên tỉnh Hồ Bắc. Thành phố tháng trước còn là trung tâm giao thông, liên kết của quốc gia hiện hoàn toàn bị cắt đứt với phần còn lại.

Sau khi dịch bệnh bùng phát từ thủ phủ Vũ Hán của tỉnh, người dân những nơi khác gần đây đã quay lưng lại với người đến từ Hồ Bắc - một hình ảnh thu nhỏ cho sự kỳ thị mà người Trung Quốc đang phải đối mặt ở khắp nên trên thế giới.

Khách sạn từ chối tiếp nhận du khách với căn cước Hồ Bắc. Các nhân viên soát vé tàu sốt sắng hỏi hành khách xem họ có đi qua hoặc đến từ Hồ Bắc hay không.

Trong khi đó, những người Hồ Bắc tại các tỉnh khác bị hàng xóm theo dõi, cách ly hay nhốt tại nhà. Tại Trú Mã Điếm, thành phố thuộc tỉnh Hà Nam kế bên, giới chức địa phương thậm chí còn trao thưởng cho ai báo cáo về những trường hợp đến từ tỉnh Hồ Bắc.

Bị phong tỏa vì virus corona, dân Hồ Bắc vẫn có thể ra vào nếu... đi bộ - Ảnh 4.


Chính quyền cảnh báo những người "cố tình" truyền bệnh bằng cách né tránh các quy định kiểm dịch có thể phải đối mặt với án tử hình. Trên các trang mạng xã hội, người dùng cũng lên án 5 triệu người được coi là "kẻ thù của công chúng" khi đã trốn khỏi thành phố Vũ Hán trong những ngày trước và sau lệnh phong tỏa của chính phủ.

Tại Cửu Giang, cách Vũ Hán 225 km về phía nam, người dân cho biết sự gần gũi về mặt địa lý với tâm điểm của đợt bùng phát khiến cho đời sống bị xáo trộn và thương mại trở nên đình trệ. Nhưng đối với thành phố này - vốn có sự gắn kết lịch sử với tỉnh Hồ Bắc về giao thương và văn hóa - mọi chuyện còn phức tạp hơn thế.

Cây cầu đột ngột đóng cửa vào tháng 1, khi Shi đang ở bên kia sông để thăm người bà đang phải nhập viện ở Cửu Giang vì bị đột quỵ.

"Chúng tôi vẫn thường đến đây để xem phim và mua sắm. Chỉ mất 20 phút đi xe buýt", Shi nói và đỡ bà mình ngồi lên một chiếc khăn len, trong khi đợi cảnh sát chấp thuận cho cha cô lái xe qua cây cầu vắng vẻ để đón hai bà cháu.

"Bây giờ, nó như một thế giới khác", cô gái 15 tuổi chia sẻ.


« Quay lại

BÌNH LUẬN




© Copyright 2020 Tintuc.OHO.vn, All right reserved
® Organize Vietnam Media & Trade Event
© Ghi rõ nguồn "Tintuc.OHO.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này.
® Cơ quan chủ quản: Tổ chức sự kiện và truyền thông Việt Nam