Hotline: 0989.989.989    |   Liên hệ        
| 08/07/2015, 04:56 pm |

Vậy để thiền thành công phải làm thế nào?


 Tintuc.OHO.vn   Không còn nghi ngờ gì về hiệu quả của việc thiền định đối với đời sống con người. Đây là một trong những thành quả vĩ đại nhất của lịch sử loài người. Bỏ qua những quan điểm lệch lạc hay quá thiên về mặt tâm linh và soi sáng thiền dưới lăng kính khoa học hiện đại thì thiền là một thành tựu vô cùng lớn đóng góp vào đời sống của toàn nhân loại

>> Phương pháp thực hành Trường Sinh học
>> Hãy luyện tập thường xuyên hàng ngày thiền dưỡng sinh
>> Ngồi thiền chữa được ung thu
>> Vậy để thiền thành công phải làm thế nào?
>> Tập Thiền trị bệnh mất ngủ
>> Nếu chỉ còn một ngày để sống?
>> Tập thiền chiến thắng tử thần
>> Cận kề tử thần và những năm tháng thiền tịnh


http://dep.com.vn/Uploaded/bandocviet/2013_07_16/viktorrolf-haute-couture-autumn-2013----pfw2.jpg


Hiện nay có hàng triệu các bài viết liên quan đến thiền, có hàng ngàn các phương pháp thiền – chính thống có, biến dị có, thậm chí là lợi dụng cũng có. Giữa cái biển bao la các ý kiến và phương pháp ấy (khổ một nỗi là ai cũng tự nhận mình hay, mình ưu việt) đã làm cho một phần không nhỏ những người muốn đi tìm một thứ thiền đơn giản mà hiệu quả bị rối rắm, và hệ quả tất yếu là cái tốt ở thiền chưa thấy mà đã khối người bị dạng “tấu hỏa nhập ma – khí huyết đảo lộn) rồi quay ra trách thiền, nghi ngờ thiền, nghi ngờ bản thân.


“Trời không phụ lòng người”, đó là câu cổ nhân để lại và nó luôn đúng. Những người muốn đi tìm cái chân lý không thể không có sự nhẫn nại và kiên nhẫn, cũng có nghĩa rằng trước khi phát hiện ra được cái đúng thì cũng đã lãnh hậu quả của muôn vàn cái sai. Nhưng đó là cái giá phải trả vì “không đi thì sẽ chẳng bao giờ đến nơi” – nói như vậy không có nghĩa là mỗi chúng ta sẽ mò mẫm như người mù trong đêm, thử hết cái sai này đến cái sai khác. Đôi khi chỉ đơn giản là biết lắng nghe những kinh nghiệm của sự thất bại cũng sẽ làm cho chúng ta rút ngắn thời gian để tới cái thành công, để chúng ta có nhiều thời gian hơn để yêu thương, để chia sẻ, để tận hưởng cái sự hữu hạn của đời người.


Không có một tiêu chuẩn nào để nói rằng phương pháp của anh A đúng, anh B đúng, anh thứ N là sai trong thiền. Nhưng theo chúng tôi nếu một phương pháp thiền nào đó mà bản thân người hướng dẫn không vì một vụ lợi cá nhân hay tổ chức họ đại diện, họ tập và chia sẻ nó chỉ đơn giản vì nó giúp ích cho họ và họ Đam mê làm việc đó thì chúng ta có theo phương pháp họ khuyến nghị.


Vậy tại sao rất nhiều người không thể tập được thiền?


Câu trả lời cho việc này là đơn giản những người này không hiểu ý nghĩa thực sự của thiền và gắn thiền với một yếu tố tâm linh hơn là một khoa học, họ không dừng ở việc muốn đạt trước hết với thiền là sức khỏe thể chất và tinh thần mà muốn mình có được thứ năng lượng siêu nhiêu nào đó mà ngay cả họ cũng không biết nó là gì. Điều này nhấn mạnh đến tính mục đích và mục tiêu của thiền. Chúng ta ai có công việc của người đấy, do vậy cũng đừng nên mong với thiền thì chúng ta sẽ tiến tới cõi siêu nhiên mà hãy đặt cho mình mục tiêu thiền vì sức khỏe thể chất và tinh thần thì tự khắc thiền sẽ dễ dàng đạt hơn rất nhiều.


Vậy đâu là bí mật của thiền?


Chúng ta chỉ cần nhớ hai điều :


 Thứ nhất, thiền không phải là cố gắng loại bỏ hay cố quên đi một điều gì đó. Bản chất tâm lý người khiến chúng ta càng cố loại bỏ hay quên điều gì thì điều đó lại càng khắc sâu hơn.


Thứ hai, không biết được cách thở thì đừng bao giờ mong được thiền (điều nghịch lý là hàng ngày chúng ta đều thở và luôn thở mà lại bảo là không biết cách thở?!).


Vậy để thiền thành công phải làm thế nào?


Điều phải làm thứ nhất, thiền phải nhắm mắt, vì nếu mở mắt thì những ngoại cảnh sẽ thông qua mắt phản ánh lên não bộ và não bộ của chúng ta thì như một chú khỉ tinh nghịch, thấy A, nghĩ đến B, C, D … và cứ thế miên man bất tận. Và thật tuyệt vời nếu tìm được một không gian yên tĩnh, không có tạp âm, tạp mùi, không quá nóng, không quá lạnh. Trong khi nhắm mắt để thiền sẽ có nhiều ý nghĩ, liên tưởng liên tục trong đầu chúng ta – Hãy đừng cố gắng loại bỏ chúng, có nghĩa là chẳng nghĩ thêm, cũng chẳng muốn loại bỏ, chỉ cần quay về với hơi thở của chính chúng ta, làm được vậy là bạn đã có khả năng thành công thiền.


Điều phải làm thứ hai, không làm được điều này thì khó có khả năng thiền thành công và cũng đừng mong chúng ta sẽ khỏe mạnh hơn nếu không làm được việc này : Việc Thở. Cái việc ta làm liên tục một cách vô thức mà lại ảnh hưởng ghê ghớm, vì nếu nhịn ăn thì sống được 1 tuần, nhịn uống thì sống được 1 ngày, nhịn thở đối với người không luyện tập thì chỉ sống không quá 2 phút. Câu nói tưởng chừng vu vơ, ngô nghê “ăn không khí mà sống à” hóa ra lại rất thực tế. Việc thở cũng lắm công phu. Các bạn sẽ thấy khó lắm, vậy chỉ cần học thuộc bài thơ về thở của bác sĩ Nguyễn Khắc Viện dưới đây :


Thót bụng thở ra

Phình bụng thở vào

Hai vai bất động

Chân tay thả lỏng

Êm, chậm, sâu, đều

Tập trung theo dõi

Luồng ra luồng vào

Bình thường qua mũi

Khi gấp qua mồm

Đứng ngồi hay nằm

Ở đâu cũng được

Lúc nào cũng được.

Bài thơ ngắn ngủi nhưng đó là tổng kết của tinh hoa nghiên cứu cả đời. Hãy nhớ là “Thở ra, thở vào” chứ không phải “Hít vào, thở ra”, có nghĩa thở thật nhẹ nhàng (Nhẹ như cảm tưởng không khí tự thấm vào và thấm ra, tai ta không nghe tiếng thở của chính mình).

Nếu nói bí quyết của cuộc sống là hơi thở thì “Thót bụng” và “Phình bụng” chính là bí quyết của việc thở đúng.

Phình bụng khi thở vào để cơ hoành ngăn cách khoang ngực và khoang bụng được hạ xuống để phổi có nhiều không gian trống để phình ra chứa được nhiều không khí chúng ta vừa mới thở vào, thể tích phổi lớn thì dưỡng khí sẽ vào nhiều hơn, vào nhiều hơn thì cơ thể khỏe hơn (bí mật thuật dưỡng sinh nằm ở chỗ này).

Thót bụng thở ra để “thán khí” trong khoang phổi bị đẩy hết ra ngoài để khi máu từ phổi về tim sẽ là máu sạch để đi nuôi cơ thể, máu sạch sẽ giúp não bộ minh mẫn và cơ thể phòng chống bệnh tật thật tốt, cơ thể sảng khoái và có nhiều năng lượng hơn.

“Thở sâu” là bởi đường dẫn khí từ mũi vào phổi rất dài, nếu không thở sâu thì khí mới ở bên ngoài chưa vào tận các phế nang phổi và thán khí không kịp đẩy ra hết sẽ nằm lại đường thở, như vậy sẽ sinh ra sự thiếu hụt dưỡng khí, dư thừa thán khí, cơ thể sinh ra nhiều bệnh tật, ăn không biết ngon, ngủ không biết ngon.


“Thở đều” là thở sao cho luồng khí khi đi ra và luồng khí đi vào được liên tục thông suốt, tạo thành dòng chảy chứ không phải sự giật cục, thành ra hỗn loạn, cái mà người đời gọi là “tẩu hỏa nhập ma” - ở đây thực sự không có ma quỷ mà chỉ nói lên tính chất các kinh mạch trong người bị thói quen thở xấu làm cho đảo lộn, vận hành sai lệch như một cỗ máy có vài bánh răng bị gãy thì sớm hay muộn các bộ phận khác và cả cỗ máy sẽ bị sụp đổ.


“Ở đâu cũng được, lúc nào cũng được” là bởi một ngày có 24 tiếng để thở, không khí sặc mùi ô nhiễm thì việc thở nhiều để có được dưỡng khí, thanh lọc cơ thể không nên hạn chế về thời gian. Nghịch lý ở đời là loài người cứ thích đổ một đống tiền ra để mua những thứ thực phẩm nhằm tăng sức khỏe chứ không chịu dành thời gian làm những việc chẳng tốn kém nhưng lại vô cùng hiệu quả. Cũng giống như phong trào tập thể dục của các chị em, anh em lớn tuổi muốn đi tập thể dục cho gọn gàng nhưng lại đi bằng thang máy chứ nhất quyết không chịu đi thang bộ, dù phòng tập thể dục chỉ ở tầng 2.


Để hiểu rõ hơn về cách thức vận hành của hệ hô hấp, xin tham khảo thêm các tài liệu khác. Chúng tôi cũng sẽ trình bày một cách ngắn gọn, súc tích về hoạt động của hệ hô hấp để chúng ta hiểu đúng về những điều đơn giản mà chúng ta cứ tưởng là đã hiểu.

PHN



Thiền dưỡng sinh không chỉ làm cho bạn khoẻ mạnh mà còn giúp bạn thoát bệnh hiểm nghèo và đó là sự thật! OHO.vn
« Quay lại

BÌNH LUẬN




© Copyright 2020 Tintuc.OHO.vn, All right reserved
® Organize Vietnam Media & Trade Event
© Ghi rõ nguồn "Tintuc.OHO.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này.
® Cơ quan chủ quản: Tổ chức sự kiện và truyền thông Việt Nam